Thi công vách ngăn vệ sinh với hai loại vách ngăn này đều được sản xuất từ bột gỗ, nếu bình thường nhìn cũng khó phân biệt được đâu là tấm compact HPL đâu là tấm MFC. Cách làm quy trình tạo 2 dòng sản hẩm này khác nhau, tấm compact HPL được đánh giá cao hơn chất lượng hơn MFC
Theo như kinh nghiệm hoạt động lâu năm MBEE trong lĩnh vực này, thì chúng tôi cũng sẽ đưa ra một tư vấn hữu ích cho khách hàng. Để khách hàng có thể hiểu rõ hơn và lựa chọn đúng theo nhu cầu của mình.
Bảng so sánh cơ bản của 2 loại vách ngăn compact và tấm MFC
- Thẩm mỹ: Tấm Compact HPL đạt tiêu chuẩn thẩm mỹ cao hơn vách ngăn vệ sinh MFC về cả mẫu mã, màu sắc và kiểu dáng
- Chống thấm & chống cháy: Tấm compact chống thấm & chống cháy tốt hơn tấm MFC
- Độ bền: Độ bền của tấm Vách vệ sinh Compact có độ bền cao gấp nhiều lần so với sản phẩm MFC lõi xanh.
- Giá Vách ngăn compact HPL có giá cao hơn tấm MFC
- Công nghệ sản xuất: Tấm Compact HPL được sản xuất với quy trình công nghệ cao hơn
Biện pháp thi công vách ngăn vệ sinh Compact HPL
Công trình vách ngăn vệ sinh có hoàn thiện hay không phụ thuộc rất nhiều vào biện pháp thi công vách ngăn vệ sinh. Với mỗi loại vách ngăn vệ sinh khác nhau lại có những biện pháp thi công khác nhau. Vậy biện pháp thi công vách ngăn vệ sinh Compact HPL là gì? Mời quý khách hàng cùng tìm cầu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
1. Chuẩn bị lắp vách ngăn vệ sinh
– Khảo sát mặt bằng sau khi đã hoàn thiện xây dựng: đo lại chiều dài, rộng ( sâu) ,cao của khu cần lắp vách
– Kết hợp với giám sát công trình kiểm tra đường ống nước và đường dây điện, lấy dấu để khoan ke góc hoặc u tường (tùy yêu cầu của chủ công trình) tránh đường ống nước và dây điện.
– Thông qua bản vẽ và khảo sát thực thế tính lại số lượng tấm compact HPL cần sự dụng: 1530 x 1830mmmm ; 1220 x 1830 mm; 1830x1830mm; 1830x2440mm. Tấm compact HPL dùng làm vách vệ sinh thông thường dày 12mm ( +_ 5%).
– Đo lại kích thước thực tế so với bản vẽ để chuẩn bị cắt tấm, nên cắt cánh, bạo giữa và tấm ngăn buồng trước.
2. Tổ chức lắp đặt vách vệ sinh
– Cắt tấm bằng máy cưa bàn trượt hoặc máy cầm tay ( cần vam kẹp tấm) đảm bảo độ chính xác.
– Chọn tấm Compact HPL thẳng, không bị cong vênh để pha cắt tấm cánh cửa trước. Sau khi cắt tấm cánh nên dung máy mài, mài miết cạnh trên dưới của 4 cạnh của cánh.
– Lưu ý: Khi tập kết tấm đến công trình phải để tấm nằm song song với mặt đất tránh tấm bị cong vênh do lực dàn không đều. Bảo quản che chắn bề mặt những tấm để qua đêm tại công trình.
– Sau khi pha cắt xong , để vách ngăn vệ sinh Compact HPL gọn gàng tránh trầy xước (giữ độ thẩm mỹ cho tấm Compact HPL) và phân loại tấm cánh. Tấm bạo giữa, bạo tường, tấm ngăn buồng. Cho từng phòng, bởi vì có khi trong một tòa nhà nhưng kích thước mặt bằng từng tầng lại khác nhau. Phân loại để khi lắp đặt tránh nhầm lẫn, cũng như không khoan nhầm tấm
Tiếp theo
– Cắt góc 1 góc của tấm ngăn buồng kích thước là 15x15mm để sau này sập nhôm nóc không bị kích.
– Kiểm tra cao độ sàn nhà (độ dốc sàn nhà theo thực tế)
– Chia đều khoảng cách các phòng vệ sinh theo bệ xí đã lắp
– Đánh dấu mặt bằng (trên tường) trước, đánh dấu vị trí khoan ke (u tường) đo để chia cân từng phòng vệ sinh, chia cân xí bệt với khoảng cánh 2 tấm ngăn buồng gần nhất
– Lắp tấm ngăn buồng trước (tấm vuông góc với tường), theo dấu, khoan ke hoặc u tường để định vị tấm với tường. Sau đó lắp tấm vách bạo giữa, tính toán sao cho tấm vách bạo đầu và bạo cuối bằng nhau (tính thẩm mỹ và cân xứng). Đôi khi tấm ngăn phòng tiếp xúc vào giữa tấm bạo, đôi khi lệch 1 chút, tùy vào độ bằng nhau về bề ngang của từng buồng vệ sinh ( phụ thuộc vào thợ lắp thiết bị vệ sinh xí bệt).
Sau đó
– Lắp hèm cửa vào 1 cạnh của vách mặt (đối diện với cạnh lắp bản lề).
– Bắt bản lề và tấm cánh vào cạnh tấm nối và treo cánh lên sao cho cánh đóng mở dễ dàng, không bị khe hở to nhỏ, các khe hở phải đều nhau, chỉnh cân cánh, khít hèm, cửa không bị cong vênh.Cánh vuông góc với mặt đất.
– Định vị thanh day nhôm nóc, thanh day nhôm chạy thẳng theo mặt trước hệ thống vách ngăn, ngậm 15mm vào cạnh đỉnh tấm. Bắt vít xuyên từ nhôm nóc xuống tấm.
– Khoan và định vị vít để cố định chân vách xuống sàn: dùng vít chốt chặt chân vách ngăn với vách mặt ngoài của tấm. Cố định chắc chắn, sao cho các điểm không để xê dịch. Nên sử dụng vít bắt tường, sàn bằng inox.
Cuối cùng
– Lắp khoá, tay nắm 2 bên trong, ngoài của cánh và móc treo áo.
– Lắp khóa và tay nắm cách mặt sàn 1m. Cánh mở trong thì lắp khoá vào bạo, mở ngoài lắp vào cánh.
– Móc treo áo lắp ở giữa cánh, vị trí ngang hàng với bản lề trên.
– Sau khi lắp khoá xong nên kiểm tra lại màu xanh đỏ của khoá, màu xanh là khoá mở, màu đỏ là khoá đang đóng. Nên sử dụng khoá có miệng nhựa để không cọ sát vào tấm gây xước, sử dụng móc treo có đầu nhựa để giảm chấn.
– Nếu lắp chân cao 10cm thì vị trí bắt ke là 20cm so với mặt sàn. Vị trí lắp đặt sẽ thay đổi tùy thuộc vào thực tế. Lưu ý là những mũi khoan vào tường để bắt ke bên dưới ( gần mặt đất) tấm ngăn buồng sẽ chịu lực chính nên cẩn thận.
– Lắp tiểu nam, tiểu treo ( KT 400x900mm) mỗi bên bắt 2 ke inox hoặc tiểu đứng ( KT 450x1220mm) mỗi bên 2 ke inox và 1 chân giữ.
3. Vận hành thử để xử lý độ rơ của cánh
– Đóng mở và xô vách để căn chỉnh độ hở, khít của vách ngăn
– Căn chỉnh bản lề để tấm mở, đóng nhẹ nhàng
– Cho gioăng cao su chống ồn vào hèm nhôm, để khi đóng cánh không gây ra tiếng kêu.
4. Hoàn thiện thi công vách ngăn vệ sinh và việc lau chùi
– Bơm silicon vào mép nối giáp giữa tấm và tường, giữa tấm với tấm, giữa tấm với phụ kiện nhôm
– Chạy các đường keo ở các mép tấm ăn vào tường và vách mặt chữ T.
– Bôi dầu luyn (xe máy) vào 4 cạnh của cánh cửa sao cho đen bóng tạo độ thẩm mỹ.
– Vệ sinh, lau sạch bề mặt tấm, trong ngoài. Lưu ý không để các đội thi công khác trèo lên vách. Treo bóng điện sát bề mặt tấm ( gây biến dạng bề mặt tấm)
– Nghiệm thu, đo khối lượng với chủ đầu tư. Lưu ý là đo từ mặt đất lên nóc vách ( Cao 1970mm hoặc 2020mm)