So sánh tấm compact hpl và tấm cdf, khi nào thay thế tấm cdf làm vách ngăn tốt nhất

Tấm compact là gì?

Tấm compact hay tấm nhựa compact còn được được gọi với cái tên khác là tấm nhựa Phenolic. Phần lõi đặc của các tấm compact được tạo thành dưới độ nén có áp suất cao ở đạt chuẩn 1430psi. Tấm nhựa compact có dạng cứng, lõi mịn và có độ cứng cực cao.

Một tấm nhựa compact đạt tiêu chuẩn phổ biến sẽ có độ dày từ 3mm đến 25mm. Nếu là tấm compact vách ngăn vệ sinh thì độ dày tiêu chuẩn phổ biến nhất là 12mm và 18mm. Ngoài ra, tấm compact còn được phủ thêm lớp Melamine trên bề mặt để bảo vệ chúng khỏi các tác nhân xấu bên ngoài.

Ngày nay, tấm nhựa Phenolic được sử dụng phổ biến như một loại vật liệu mới đáp ứng được 2 tiêu chí là hiện đại và tiết kiệm cho người dùng.

Đặc tính của Vách ngăn WC tấm compact

– Bước khởi đầu và cũng là công đoạn quan trọng nhất để có một dự án vách ngăn wc tấm compact chống nước hoàn hảo là lựa chọn được những nguyên liệu tốt nhất, đạt chất lượng cao nhất.

Với kết cấu chịu nước hoàn toàn vách ngăn toilet compact loại 1 mang lại nhiều tính năng vượt trội:

  • Khả năng chống nước hoàn toàn 100%
  • Chịu nhiệt tốt, chống được các hóa chất tẩy rửa chuyên dụng rất phù hợp với môi trường thường xuyên ẩm ướt như nhà vệ sinh.
  • Bề mặt được phủ lớp Melamine vừa giúp tăng tính thẩm mỹ, vừa có khả năng chống xước, chống bám bụi cao, dễ dàng lau chùi, vệ sinh
  • Vách ngăn wc tấm compact có khả năng chống nấm mốc và sự xâm nhập của vi khuẩn nên rất an toàn cho sức khỏe người sử dụng, thân thiện với môi trường.
  • Sự đa dạng về màu sắc và mẫu mã giúp phù hợp với mọi không gian. Đặc biệt là các không gian sang trọng, hiện đại.
  • Kết cấu đơn giản, nhẹ nhàng, thời gian sử dụng lên đến 20 năm.
  • Giá tấm compact làm vách ngăn vệ sinh chịu nước rẻ hơn so với bạn xây các vách tường khép kín.
  • Tấm compact hpl giúp tiết kiệm diện tích tới ~14 lần, tiết kiệm thời gian thi công tới 8 lần, giảm tải trọng áp lực lên sàn. Đặc biệt là tối ưu chi phí và nhân công cần thiết cho việc lắp đặt vách ngăn vệ sinh hpl.
  • Vách ngăn vệ sinh Hpl đảm bảo nước thoát nhanh nhờ các khoảng không phía trên và dưới, giúp không gian nhà vệ sinh được thông thoáng và thoát mùi nhanh hơn.
  • Dễ tháo gỡ và lắp đặt bằng các dụng cụ lắp đặt phổ thông.

Tấm compact HPL được dùng nhiều nhất là size nào?

Tấm nhựa compact HPL được dùng nhiều nhất là loại tấm compact độ dày 12mm và 18mm.

  • Tấm nhựa compact HPL độ dày 12mm do có độ dày vừa phải nên thường được dùng phổ biến trong thi công vách ngăn vệ sinh. Điểm cộng là đảm bảo chắc chắn và dễ dàng lắp đặt.
  • Tấm nhựa compact HPL độ dày 18mm cũng dùng làm vách ngăn vệ sinh nhưng giá thành cao hơn loại 12mm. Ngoài ra, khả năng chịu va đập, độ bền cũng cao hơn so với loại dày 12mm.

Bên cạnh đó, tấm nhựa compact HPL có các kích thước phổ biến như 1830mm x 2135mm, 1220mm x 1830mm, 1520mm x 1830mm cũng rất được ưa chuộng.

So sánh tấm compact hpl và tấm cdf, khi nào thay thế tấm cdf làm vách ngăn tốt nhất
So sánh tấm compact hpl và tấm cdf, khi nào thay thế tấm cdf làm vách ngăn tốt nhất

Ứng dụng của tấm compact

Tấm nhựa compact được ứng dụng trong đa dạng các lĩnh vực đời sống hiện nay nhờ tính năng chống nước 100% cùng sự đa dạng về kích thước. Những lĩnh vực có sự góp mặt của tấm nhựa compact mà bạn dễ dàng bắt gặp đó là làm nội thất (mặt bàn ghế, tủ, giường, kệ để đồ,…), làm vật liệu ốp tường, sàn, trần hay vách ngăn không gian. Đặc biệt, tấm nhựa compact được sử dụng rộng rãi trong việc thi công vách ngăn nhà vệ sinh.

Nguyên liệu của tấm nhựa compact HPL (Nhựa, vân gỗ, Laminate)

Tấm nhựa compact HPL được cấu thành từ các nguyên liệu sau:

  • Lớp trên cùng: Trên cùng của tấm compact HPL là một lớp bảo vệ trong suốt giúp bảo vệ khỏi những tác động của ngoại lực.
  • Lớp giấy trang trí: Hoa văn, họa tiết của tấm nhựa compact HPL được quyết định bởi lớp trang trí này. Lớp giấy trang trí này sẽ được in hoa văn tùy chọn, sau đó tiến hành xử lý nhúng qua keo MUF (melamine urea formaldehyde) và cuối cùng ép lên trên lớp lõi.
  • Lớp lõi: Lớp lõi của tấm Compact HPL tạo thành từ các lớp giấy kraft cao cấp được nhúng qua keo phenolic. Bước tiếp theo là thực hiện nén ép ở nhiệt độ đạt chuẩn 150 độ C và áp suất cao 1430 psi. Đây là yếu tố quyết định độ bền cũng như giá thành của tấm compact HPL.
  • Lớp đáy: Lớp đáy dưới cùng của compact HPL có cấu tạo giống lớp thứ 2 cùng được làm từ giấy và nhúng keo MUF. Cấu tạo giống nhau của 2 lớp trên dưới có tác dụng ổn định cấu tạo chung của tấm compact HPL.

Phân loại tấm compact CDF

Tấm nhựa compact CDF phân loại dựa trên độ nén. Các tấm CDF có mặt trên thị trường Việt Nam hiện tại có đa dạng độ nén từ 950psi, 1050psi, 1200psi, 1250psi, 1400psi,…

Kích thước phổ biến của tấm nhựa Compact CDF

Tấm CDF có kích thước phổ biến thường gặp là 1220 x 1830 x 12mm và 1830 x 2440 x 12mm. Thị trường Việt Nam ưa chuộng nhất vẫn là mẫu tấm compact CDF màu ghi, kích thước tiêu chuẩn 1830 x 2440 x 12mm với độ nén 1400psi. Ngoài ra, tấm CDF độ dày 18mm cho khách hàng có nhu cầu sử dụng vẫn có mặt trên thị trường.

So sánh tấm nhựa Compact HPL và tấm CDF

Tấm nhựa compact CDF và tấm HPL có điểm giống và khác nhau như thế nào?

Điểm tương đồng

  • Lớp bề mặt của cả 2 loại tấm nhựa compact này đều được làm từ lớp giấy trang trí và nhúng keo melamine nên có màu sắc và thiết kế tương đối giống nhau.
  • Cả 2 loại tấm compact này đều có khả năng chống ẩm mốc tốt

Điểm khác biệt

Tấm compact HPL Tấm compact CDF
Thành phần chính là giấy kraft cao cấp nhúng keo phenolic và ép ở nhiệt độ, áp suất cao. Thành phần chính được sử dụng là bột gỗ trộn và keo chuyên dụng.
Phần lõi có màu đen thuần của giấy kraft. Phần lõi màu đen là do được nhuộm đen.
Mặt cắt của lõi mịn màng dù cạo phần mặt cắt lõi bằng móng tay hay vật cứng đều không bị ảnh hưởng. Phần mặt cắt không mịn màng hoàn toàn mà sẽ có cảm giác bột gỗ. Khi cạo mặt cắt bằng móng tay hoặc vật cứng sẽ để lại vết.
Trọng lượng tấm compact HPL nặng, cầm chắc tay. Trọng lượng tấm compact CDF thông thường sẽ nhẹ hơn trọng lượng tấm HPL.
Có khả năng chống nước 100%, độ bền cao và chống trầy xước tốt. Khả năng chống nước của tấm compact CDF không tuyệt đối do có cấu tạo từ bột gỗ.

Khi nào nên sử dụng tấm CDF thay vì tấm compact HPL?

Mặc dùng tấm CDF không có nhiều ưu điểm vượt trội bằng tấm HPL song trong một vài trường hợp bạn vẫn có thể sử dụng tấm CDF thay vì HPL. Trường hợp bạn có ngân sách hạn hẹp thì chọn tấm CDF cho công trình là lựa chọn tối ưu nhất.

Ngoài ra, nếu tấm compact CDF được dùng trong môi trường không tiếp xúc nhiều với nước hoặc tần suất tiếp xúc với nước không cao thì nó vẫn có thể đáp ứng mong muốn sử dụng của bạn.

Tuy nhiên, MBEE khuyến cáo bạn nên sử dụng tấm CDF có độ nén tối thiểu là 1200psi hoặc 1400psi nhằm đảm bảo mục đích sử dụng và độ bền tốt hơn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Công ty Cp XNK Thương Mại Sản Xuất MBEE

Địa chỉ:

Chi nhánh: Hồ Chí Minh

  • Kho Xưởng: 726 Lê Văn Khương, Khu Phố 7, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi Nhánh: Hà Nội

  • Kho Xưởng: Số 158 Phan Trọng Tuệ ,Xã. Thanh Liệt, H.Thanh Trì, TP.Hà Nội
    ( Cổng số 3 cạnh xưởng sửa chữa ô tô Samco )

Hotline: 0909101885 – 0937316387

Email:cungcapvachngan@gmail.com

Zalo: 0909101885 My Compact Hpl ₀₉₀₉₁₀₁₈₈₅꧂

Để lại một bình luận